Lịch sử hình thành bluetooth


    Tên gọi Bluetooth (có nghĩa là "răng xanh")  là tên của nhà vua Đan Mạch - Harald I Bluetooth (Danish Harald  Blaatand người đã thống nhất Thụy Điển và Nauy, người Viking nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau. Thời điểm ban đầu của kỉ nguyên công nghệ không dây Bluetooth, Bluetooth có ý nghĩa là thống nhất công nghiệp máy tính và viễn thông. Có lẽ những nhà nghiên cứu đã dùng tên này để nhấn mạnh việc các thiết bị có thể trao đổi, kết nối với nhau mà không phụ thuộc vào loại máy hay nhà sản xuất.


 

       Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2.4 đến 2.485 GHz. Bluetooth được thiết kế hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, tự động nó sẽ tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục. Nó được thiết kế kết nối tầm thấp với 3 lớp khác nhau nhằm có thể cơ động truyền sóng đi xa nhất đến mức có thể. Thông thường, các loại di động hiện tại dùng Bluetooth ở lớp thứ 2, với cường độ 2.5 miliWatt (mW) và phạm vi chỉ có 35 feet (khoảng 12m đổ lại). Trong khi lớp thứ nhất lên đến 100 feet (hơn 30m) với cường độ lên đến 100 mW.


  Năm 1994: Lần đầu tiên hãng Ericsson đưa ra một đề án nhằm hợp nhất liên lạc giữa các loại thiết bị điện tử khác nhau mà không cần phải dùng đến các sợi cáp nối cồng kềnh, phức tạp. Đây thực chất là một mạng vô tuyến không dây cự ly ngắn chỉ dùng một vi mạch cỡ 9mm có thể chuyển  các tín hiệu sóng vô tuyến điều khiển thay thế cho các sợi dây cáp điều khiển rối rắm.
  Năm 1998: 5 công ty lớn nhất trên thế giới gồm: Ericsson, Nokia, IBM, Intel và Tosiba đã liên kết, hợp tác thiết kế và triển khai phát triển một chuẩn công nghệ kết nối không dây mới mang tên BLUETOOTH nhằm kết nối các thiết bị vi điện tử lại với nhau dùng sóng vô tuyến.
  Ngày 20/5/1998: Nhóm nghiên cứu Special Interest Group – SIG chính thức  được thành lập với mục đích phát triển công nghệ Bluetooth trên thị trường viễn thông. Bất kỳ công ty nào có kế hoạch sử dụng công nghệ Bluetooth đều có thể tham gia vào.
  Tháng 7/1999: Các chuyên gia trong SIG đã đưa ra thuyết minh kỹ thuật  Bluetooth phiên bản 1.0.
  Năm 2000:  SIG đã bổ sung thêm 4 thành viên mới là 3Com, Lucent Technologies, Microsoft và Motorolar. Công nghệ Bluetooth đã được cấp dấu chứng nhận kỹ thuật ngay trong lần ra mắt đầu tiên. Các thông số kỹ thuật của Bluetooth phát triển bởi SIG là mở và free trên site http://www.bluetooth.org và đã có hơn 2100 công ty trên toàn thế giới sử dụng. Công nghệ Wireless Personal Area Network (WPAN) dựa trên nền Bluetooth bây giờ là một chuẩn IEEE dưới tên gọi 802.15 WPANs.
  Năm 2001: Bluetooth 1.1 ra đời cùng với bộ Bluetooth sofware development kit – XTNDAccess Blue SDK, đánh dấu bước phát triển chưa từng có của công nghệ Bluetooth trên nhiều lĩnh vực khác nhau với sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất mới. Bluetooth được bình chọn là công nghệ vô tuyến tốt nhất trong năm.
  Tháng 7/2002: Bluetooth SIG thiết lập cơ quan đầu não toàn cầu tại Overland Park, Kansas,USA. Năm 2002 đanh dấu sự ra đời các thế hệ máy tính Apple hỗ trợ Bluetooth. Sau đó không lâu Bluetooth cũng được thiết lập trên máy Macintosh với hệ điều hành MAC OXS. Bluetooth cho phép chia sẽ tập tin giữa các máy MAC, đồng bộ hóa và chia sẻ thông tin liên lạc giữa các máy Palm, truy cập Internet thông qua điện thoại di động có hỗ trợ Bluetooth (Nokia, Ericsson, Motorola,…).
         Tháng 5/2003: CSR (Cambridge Silicon Radio) cho ra đời 1 chip Bluetooth mới với khả năng tích hợp dễ dàng và giá cả hợp hơn. Điều này góp phần cho sự ra đời thế hệ Motherboard tích hợp Bluetooth, giảm sự chênh lệch giá cả giữa những mainboard cellphone có và không có Bluetooth. Tháng 11/2003 dòng sản phẩm Bluetooth 1.2 ra đời. Tổ chức Cahners In-Stat dự báo rằng các sản phẩm gắn Bluetooth sẽ lên tới 1 tỷ.
        Năm 2004: các công ty điện thoại di động tiếp tục khai thác thị trường sôi nỗi này bằng cách cho ra đời các thế hệ điện thoại di động đời mới hỗ trợ  Bluetooth (N7610, N6820, N6230). Motorola cho ra sản phẩm Bluetooth đầu tay của mình. Các sản phẩm Bluetooth tiếp tục ra đời và được xúc tiến mạnh mẽ qua chương trình “Operatiton Blueshock” International Consumer  Electronics Show (CES) tại Las Vegas ngày 9/1/2004.
      Ngày 6/1/2004: Trong hội nghị Bluetooth CES (Consumer  Electronics Show) ở LasVegas, tổ chức Bluetooth SIG thông báo số thành viên của mình đã đạt con số 3000, trở thành tổ chức có số thành viên đông đảo thuộc nhiều lĩnh vực công nghệ: từ máy móc tự động đến thiết bị y tế, PC đến điện thoại di động, tất cả đều sử dụng kỷ thuật không dây tầm ngắn trong sản phẩm của họ.
       Bluetooth hiện đang có tốc độ phát triển khá nhanh với khả năng ứng dụng ngày càng đa dạng, theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sulivan, trong năm 2001 có 4,2 triệu sản phẩm sử dụng công nghệ Bluetooth được đưa ra thị trường, con số này sẽ tăng lên 1.01 tỷ vào năm 2006.
       Năm 2008:  Bluetooth 3.0 ra đời hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 24Mbps, và dành chủ yếu cho các ứng dụng audio và chia sẻ file. Có thể nói đây là sinh nhật lần thứ 10 của Bluetooth, chưa có công nghệ không dây nào phát triển với tốc độ nhanh như vậy, chỉ trong vòng 10 năm đã đạt được trên 2 tỉ sản phẩm ứng dụng.
       Năm 2009:  Phiên bản mới nhất của Bluetooth vừa được tổ chức SIG thông qua, tuy nhiên khác với Bluetooth 3.0, bản Bluetooth 4.0 mới nhất chỉ dành cho các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và an ninh. Theo Giám đốc marketing Anders Edlund của SIG thì Bluetooth 4.0 chủ yếu dành cho các ứng dụng sức khỏe và chăm sóc y tế, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay theo dõi sức khỏe, hoặc trang bị cho các bộ cảm biến nhiệt độ, nhịp tim, thể thao, và các thiết bị sử dụng tại nhà.
      Năm 2010: Bluetooth đã được đưa vào trong máy tính để kết nối giữa máy tính với nhau hoặc máy tính và điện thoại, các công ty máy tính và điện thoại đã hàng loạt cho ra đời các thế hệ máy tính, điện thoại khác nhau có tầm ứng dụng cao hơn. Có thể nói đây là giai đoạn mà công nghệ Bluetooth phát triển ở trong máy tính với sự ra đời của các thế hệ máy tính có kết nối Bluetooth. Do vậy không chỉ ứng dụng công nghệ Bluetooth chỉ trong di động để chia sẽ dữ liệu bây giờ chúng ta có thể kết nối 2 máy tính gần nhau để truy cập trao đổi dữ liệu mà không cần dây cab.

Máy tính kết nối Bluetooth  

No comments:

Post a Comment

Bài đăng mới: